Chào mọi người, mình là một SEOer có 2 năm kinh nghiệm. Nay mình xin chia sẻ với mọi người một Case Study trong lĩnh vực “Định Cư”. Đây là dự án đầu tiên mình áp dụng phương pháp SEMANTIC (Một phương pháp khá hot ở thời điểm hiện tại) và đã đưa từ một Website trước đó không có gì đặc biệt, bị thin content và backlink xấu,… nhưng đã hút traffic từ 1.600 lên đến 13.600 (Tăng 8 lần) chỉ trong 6 tháng.
I. CASE STUDY NÀY MANG LẠI GÌ CHO BẠN?
II. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA DỰ ÁN NHƯ THẾ NÀO?
Khi mình mới bắt đầu bước vào, dự án định cư đã được 2 – 3 “đời” tech triển khai. Tuy nhiên, dự án lại được triển khai theo cách “SEO” khá cũ, chỉ phụ thuộc vào backlink và không chú trọng mấy đến content của website. Và chính vì những “tư tưởng cũ” đó mà lúc mình nhận, website chỉ có:
Sau khi check hết “sức khỏe” của website, mình phát hiện web có rất nhiều LỖI, điển hình như:
III. MÌNH ĐÃ CẢI THIỆN TRAFFIC VÀ RANKING NHƯ THẾ NÀO?
Mình đã sử dụng checklist On-Page để tối ưu hóa tất cả các yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web trên Google.
Nhưng mình không thể liệt kê hết ở đây, nên chỉ nêu ra 4 yếu tố cốt lõi đã thay đổi web nhiều nhất:
Mình đã phát hiện ra Robots.txt đã chặn dòng code liên quan đến thư mục chứa CSS và Javascript khi dùng Checklist On-Page. Đây là 2 dòng code chặn có trong Robot txt:
Mình và team đã nghiên cứu và nhận ra rất có thể 2 dòng đó không cho bot google hình dung được giao diện web. Sau khi fix xong thì mình thấy Ranking được cải thiện tốt hơn.
Bước này chỉ là kinh nghiệm của mình thôi và khi áp dụng thì thấy thật sự có hiệu quả. Vì vậy trước khi áp dụng, bạn nên cân nhắc xem những điều trên có phù hợp với website của mình hay không nhé!
Mình đã tiến hành update WordPress từ phiên bản 2020 lên 2023. Phiên bản mới này có nhiều tính năng mới hơn, cải thiện hiệu suất và giúp trang web của mình nhanh hơn, dễ sử dụng hơn.
Khi dùng Checklist On-Page, mình phát hiện một lỗi nghiêm trọng đó là… Website không đồng nhất URL.
Ví dụ:
*Điểm khác nhau của URL này là một link có “/” và một link không có “/” ở cuối URL
Vì sao mình coi đây là một lỗi cần phải khắc phục? Khi một bài viết có đến 2 URL khác nhau, Google sẽ đánh giá lỗi này là trùng lặp nội dung (Giống như một cái nhà mà có 2 địa chỉ vậy)
=> Lỗi này không chỉ làm giảm chất lượng của trang web trong mắt Google mà còn ảnh hưởng đến việc xếp hạng của trang.
Mình hiểu rằng tầm quan trọng của PageSpeed đối với thứ hạng trên Google. Một trang web chậm sẽ dễ bị tụt hạng, làm mất lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Vậy nên, mình đã nhanh chóng tối ưu PageSpeed, nâng điểm từ 40 lên 67.
Mình đã giải quyết rất nhiều vấn đề khác khi dựa vào Checklist On-Page nhưng trên đây là 4 vấn đề cốt lõi nhất đã giúp mình cải thiện Ranking. Nếu bạn quan tâm đến Checklist này, bạn có thể vào Fanpage của Forza.Agency để tải về và tham khảo nhé!
Để tập trung vào ba cụm chủ đề chính là: Châu Âu, Mỹ và Canada. Vì vậy, mình đã nhờ DEV đem 3 chuyên mục này ra ngoài trang chủ.
=> Điều này sẽ giúp Google dễ tiếp cận và ít tốn tài nguyên của Google hơn.
———————————————————————————————-
2 bước trên chỉ là kinh nghiệm của mình thôi và khi áp dụng thì thấy thật sự có hiệu quả. Vì vậy trước khi áp dụng, bạn nên cân nhắc xem những điều trên có phù hợp với website của mình hay không nhé!
Semantic là một con “Át chủ bài” của công ty mình cho việc tối ưu SEO. Nó giải quyết được hầu hết mọi các vấn đề mà mình đang gặp phải, từ tăng Ranking đến Traffic (Tác động nhiều nhất) và thay đổi website mình 180°.
Trước khi đi sâu vào cách áp dụng phương pháp này, mình sẽ định nghĩa đơn giản về nó trước nhé!
“Phương pháp Semantic là cách tối ưu hóa trang web của bạn không chỉ dựa vào việc sử dụng từ khóa mà còn dựa vào việc hiểu rõ nghĩa và mối liên hệ giữa các từ và cụm từ trong nội dung của bạn.
Khi viết, bạn không nên nhồi nhét từ khóa mà bài viết của bạn cần phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và hữu ích, phù hợp với những gì mà người dùng đang tìm kiếm.
Ví dụ: Khi ai đó tìm kiếm “Định cư Canada”, họ không chỉ muốn biết cách định cư Canada như thế nào, mà họ còn muốn biết các thông tin liên quan như: Khí hậu Canada như thế nào, văn hóa ở đây ra sao, lời khuyên khi định cư Canada là gì,….
Vì vậy, Semantic giúp trang web của bạn trả lời không chỉ câu hỏi cơ bản mà còn cung cấp thông tin phong phú, liên quan mật thiết đến chủ đề tìm kiếm, từ đó tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người dùng và cải thiện khả năng xếp hạng của bạn trên Google.”
Vậy cách mình thực hiện phương pháp Semantic này để GIẢI CỨU Case Study này như thế nào?
Mình dùng TOPICAL MAP
Topical maps là một cấu trúc tổ chức nội dung theo chủ đề chính và chủ đề phụ giúp làm rõ mối quan hệ và ngữ cảnh của nội dung trên trang web của bạn
Mình chọn Hy Lạp là mục tiêu để thử nghiệm phương pháp này vì 2 lý do:
-
Chủ đề này ít từ khóa cam kết.
-
Các bài viết cho cụm Hy Lạp trên website hầu như chưa có nên mình sẽ không tốn thời gian đi xử lý các bài thin content.
Các bước mình áp dụng con “Át chủ bài” Semantic như sau:
Ví dụ như: Kinh tế, văn hóa, chính trị, thần thoại,… của Hy lạp
Những điều trên sẽ giúp Google hiểu rằng, mình là chuyên gia trong lĩnh vực này, mình hiểu về đất nước này ra sao, từ đó sẽ đánh giá cao website mình.
Sau khi phát triển Topical Maps xong, team mình đã triển khai 11 bài content cho Hy Lạp, trong đó có 1 bài chính là về “Định cư”, còn 10 bài còn lại được triển khai để làm rõ cho Google thấy mình hiểu rõ về đất nước Hy Lạp.
– Một cú TWIST đã xảy ra mà mình không ngờ đến đó là….
-
Mỹ: Từ top 5 rớt xuống top 15
-
Canada: Từ top 3 out khỏi top 10
Sau đó tụi mình bắt đầu fix lại các lỗi sau:
Ví dụ: Trong bài viết về “Các phương thức định cư Canada”, có câu: “Nhiều người chọn định cư tại Canada để tận hưởng chất lượng cuộc sống cao.” Trong câu này, bạn tech trước đã tạo liên kết từ từ “định cư” đến một trang khác trên website về định cư nói chung, không riêng về Canada.
Người đọc kỳ vọng liên kết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về việc định cư ở Canada, không phải thông tin chung chung về định cư.
Vậy nên, mình dùng Screaming Frog để quét và bỏ hết tất cả các Internal Link không chính xác. Sau đó mình nối lại hết.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC NHƯ THẾ NÀO?
Kết thúc 4 tháng giải cứu Case Study này, kết quả là:
-
Tụi mình đã cứu lên được top 5 và top 8 và những từ ăn theo như tư vấn định cư Canada cũng biến động từ top 5 đến top 8. Từ ổn định nhất là Start-up visa Canada giữ được top 5.
-
Còn Mỹ thì cứu vớt được một phần (Phục hồi được 60%) và đang tiếp tục phục hồi lại.
Nếu bạn có hứng thú và muốn tìm hiểu sâu hơn về Semantic thì có thể vào Fanpage Forza.Agengy để tham khảo kiến thức nhé! (Link Fanpage mình sẽ để ở phần comment nha)
P/s: Trải qua cú Twist này, mình đã nhận ra một điều quan trọng: Việc áp dụng Semantic SEO là hiệu quả và cần thiết cho sự phát triển lâu dài của website.
Tuy nhiên mỗi chủ đề, mỗi phân khúc đều cần được phân tích kỹ lưỡng để tìm ra chiến lược phù hợp nhất. Đối mặt với hình phạt từ Google, ban đầu mình cảm thấy thất vọng, nhưng sau đó đã xem đó là cơ hội để cải thiện và nâng cao chất lượng nội dung. Nhờ đó, website không chỉ phục vụ người dùng tốt hơn mà còn trở nên bền vững hơn.
Nguồn: cộng đồng seo mũ trắng facebook.
Tin tức khác:
Phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ khi giao mùa
Dây thần kinh dài nhất trong cơ thể người
Ngày cuối đăng ký cuộc thi ‘Tôi khoẻ đẹp hơn’ 2024
Những người trẻ U30 rệu rã vì lười ăn rau xanh